5 cách đơn giản phòng chống bệnh xương khớp trong mùa lạnh
Thời tiết lạnh giá, khắc nghiệt khiến nhiều người bị đau nhức xương khớp, đặc biệt là người cao tuổi. Lí do là bởi khi nhiệt độ thấp, máu sẽ lưu thông kém hơn mức bình thường, khiến dịch khớp cũng co lại, lượng máu ở các khớp xương cũng bị hạn chế dẫn đến đau nhức kéo dài. Đặc biệt những người có tiền sử bệnh gout hoặc đau xương, tình trạng đau sẽ ở cường độ lớn hơn.
Muốn phòng bệnh xương khớp hoặc hạn chế đau nhức, bạn cần chú ý thay đổi những thói quen sau:
1. Tránh tâm lý lo lắng quá mức
Áp lực bên trong khớp chịu ảnh hưởng của sự thay đổi áp suất khí quyển. Vì vậy trời càng lạnh thì khớp sẽ càng đau, do lớp ngoài cơ thể như da, gân, cơ sẽ co rút lại. Tình trạng này dẫn tới đau vai gáy, khớp gối, chân, tay.
Tuy nhiên, bệnh nhân không nên lo lắng có thể dẫn tới tình hình bệnh nghiêm trọng hơn.
2. Giữ ấm hợp lý
Cần mặc đủ ấm, dùng khăn quàng cổ, găng tay, tất. Điều quan trọng là nên giữ ấm trước khi đi ngủ vào buổi tối, vì nhiệt độ có khuynh hướng thấp dần về đêm và đầu buổi sáng. Đặc biệt, các khớp ở ngón tay, ngón chân là những khớp nhỏ nằm ở xa cơ thể nên thường sẽ bị nhiễm lạnh đầu tiên so với các khớp lớn hơn.
Hạn chế chân tay bị ẩm ướt, cần nhanh chóng lau khô người khi đi mưa hoặc tiếp xúc với nước. Khi khớp có dấu hiệu đau nhức, tê cứng cần làm nóng, ấm xung quanh vị trí đau bằng máy sấy hoặc chườm nóng, ngâm nóng. Biện pháp ngâm nước nóng vừa có tác dụng trao đổi nhiệt tại chỗ ở ngoài da, vừa giúp tăng cường tuần hoàn ở bên trong, giúp làm ấm cơ thể hiệu quả.
Giữ ấm hợp lý có thể xem là biện pháp cơ bản, đơn giản nhất mà tất cả mọi người có thể thực hiện theo phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”.
3. Vận động hợp lý
Trời càng lạnh con người ta càng có khuynh hướng ít vận động. Càng bị đau nhức xương khớp người bệnh càng sợ cử động hơn, dẫn đến các khớp tê cứng và bệnh càng nặng thêm.
Vì vậy, khi trời lạnh hoặc bị đau khớp bạn vẫn cần vận động một cách phù hợp.
Người bị đau nhức xương khớp thường có các triệu chứng cứng khớp vào buổi sáng, nhất là các khớp nhỏ như ở bàn tay, bàn chân. Trước khi rời khỏi giường vào buổi sáng, người bệnh cần tập co duỗi các ngón tay, chân, cũng như các khớp lớn để giảm bớt cảm giác tê cứng. Co duỗi còn giúp máu lưu thông tốt đến các khớp, sau một đêm nằm ngủ xem như các khớp bị “bất động” tạm thời.
Các bài tập thể dục buổi sáng vẫn nên duy trì hàng ngày. Nên tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày và hầu hết các ngày trong tuần. Việc duy trì tập luyện, kể cả khi trời lạnh giúp duy trì sức mạnh của cơ, gân, dây chằng. Đây là những bộ phận giữ vững khớp, góp phần giảm tải sức nặng tác động lên mặt khớp, gây đau khớp. Bên cạnh đó, các bài tập tại chỗ giữa buổi làm việc cũng được khuyến khích áp dụng hàng ngày.
Khớp có biểu hiện sưng nóng đỏ đau, chứng tỏ đang bị viêm cấp tính. Khi đó, bạn nên hạn chế vận động, không nên xoa dầu, bóp rượu vì có thể làm nặng thêm tình trạng viêm.
4. Dinh dưỡng hợp lý
Người bệnh nên ăn thực phẩm chứa nhiều acid béo omega-3 như cá hồi, cá ngừ, các vitamin A, E, C có trong đậu nành, rau xanh, hạt mầm, cà rốt, cà chua, ớt, bơ...
Hạn chế rượu bia, các bữa tiệc thịnh soạn vì có thể gây ra một cơn gout cấp (nhất là ở những bệnh nhân gout) và làm trầm trọng hơn tình trạng đau nhức xương khớp.
Uống đủ nước mỗi ngày. Cơ thể thiếu nước có thể gây hiện tượng cô đặc máu, làm giảm lưu thông máu đến nuôi dưỡng các khớp, nhất là các khớp ở xa (bàn tay, bàn chân). Khuyến khích dùng thức ăn, nước uống có nhiệt độ ấm vì sẽ bổ sung thêm nguồn nhiệt để làm ấm cơ thể.
5. Dùng thuốc theo chỉ định
Các thuốc giảm đau thông thường không kiểm soát được cơn đau trong vòng 1-3 ngày, các triệu chứng có khuynh hướng trầm trọng hơn. Nên đến khám bác sĩ chuyên khoa để có hướng xử trí hiệu quả.
- THÔNG BÁO RA MẮT SẢN PHẨM “KHANG MẠCH LINH HSP” DÀNH RIÊNG CHO BỆNH LÝ VIÊM MAO MẠCH DỊ ỨNG
- THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ TẾT NGUYÊN ĐÁN GIÁP THÌN 2024
- THÔNG BÁO CHƯƠNG TRÌNH “TRI ÂN, CHIA SẺ KHÓ KHĂN VỚI KHÁCH HÀNG NĂM 2023 - CHÀO ĐÓN NĂM MỚI 2024”
- THÔNG BÁO CHƯƠNG TRÌNH THÁNG 11 SANG NGẬP TRÀN QUÀ TẶNG
- THÔNG BÁO CHƯƠNG TRÌNH HÈ RỰC RỠ QUÀ HẾT CỠ
-
Email: [email protected]Hotline: 024.625.38946