9 vị trí đau bụng nói lên điều gì về sức khỏe của bạn?
Bạn đau bụng ở bên phải, bên trái, phía trên hay dưới bụng đều thể hiện những vấn đề bệnh lý mà cơ thể đang gặp phải.
1. Đau phía bụng trên bên phải
Bụng trên bên phải là vị trí của túi mật và gan. Khi bạn thấy các cơn đau diễn ra đột ngột, dữ dội, đau từ bụng lan lên vùng vai phải, nhất là sau khi ăn thì bạn cần cảnh giác với bệnh sỏi mật.
Ngoài ra, nếu bạn thấy đau nhói, cảm giác như chuột rút ở vùng lưng và vai phải, kéo dài liên tục nhiều giờ thì có thể bạn đang mắc viêm túi mật. Còn nếu như cơn đau âm ỉ hoặc nhói ở vùng bụng, sau đó hết rồi lại tiếp tục đau thì hãy cẩn thận với bệnh viêm gan.
2. Đau bụng trên ở giữa
Phần bụng trên ở giữa là khu vực của tá tràng, ruột non và tụy. Khi bạn nhận thấy cơn đau ở từ bụng xuyên qua lưng, sau khi ăn thì có thể bạn đang mắc bệnh viêm tụy.
Cơn đau nhiều hơn ở vùng giữa bụng trên, kèm theo triệu chứng nôn nao, tiêu chảy, bụng chướng thì hãy cẩn thận với bệnh đường ruột, đặc biệt là ở ruột non. Ngoài ra, đau ở bụng giữa phần trên, kèm theo triệu chứng nóng ngực, sưng, ho, đau họng cũng cần chú ý bệnh lý ở dạ dày và ruột.
Khi bạn đang ăn thì thấy đau, còn ăn xong lại đỡ thì hãy cẩn thận bệnh viêm loét tá tràng.
3. Đau bụng trên bên trái
Bụng trên bên trái là vị trí của dạ dày. Cơn đau thường dai dẳng, kéo dài kèm theo triệu chứng nôn nao, nôn. Đặc biệt khi bạn ăn các đồ ăn cay, nóng càng cảm thấy đau nhiều hơn thì hãy cẩn thận với bệnh đau dạ dày.
4. Đau ở hai bên bụng
Thận và ruột già nằm ở hai bên bụng. Bạn có thể mắc nhiễm trùng thận nếu nhận thấy cơn đau ở hai bên lan rộng ra phía lưng, kèm theo triệu chứng sốt, người lạnh, buồn nôn.
Bệnh sỏi thận cũng khiến bạn đau đớn ở hai bên bụng, bên cạnh triệu chứng sốt, nôn còn kèm theo hiện tượng đọng máu trong nước tiểu.
Nếu như cơn đau bên bụng đi kèm với triệu chứng đầy hơi, phân cứng, táo bón thì bạn cũng cần chú ý với bệnh ở ruột già.
5. Đau ở chính giữa bụng
Ruột non và ruột già nằm ở chính giữa bụng của bạn. Hãy cẩn thận với bệnh viêm ruột nếu bạn thấy đau bụng giữa, bị tiêu chảy, sút cân, mệt mỏi kèm theo sốt.
Còn trường hợp nôn mửa, đau bụng, không đại tiện được cần chú ý bệnh tắc ruột non.
6. Đau ở vùng bụng trái
Vùng bụng trái là đai tràng của bạn. Khi mắc bệnh viêm đại tràng, bạn thường cảm thấy đau ở bụng trái, kèm theo sốt nhẹ, buồn nôn.
7. Đau phía bụng dưới bên phải
Vùng bụng dưới bên phải là phần ruột thừa, nếu bạn thấy đau theo cường độ từ âm ỉ đến dữ dội ở bụng dưới bên phải cần lập tức đi khám ngay, tránh biến chứng vỡ ruột thừa sẽ rất nguy hiểm.
8. Đau bụng dưới giữa
Bàng quang và cơ quan sinh sản nằm ở vùng bụng giữa. Vì vậy, khi bạn thấy đau ở vị trí này, kèm theo hiện tượng đi tiểu nóng, rát, màu nước tiểu chuyển sang màu vàng, tiểu buốt, tiểu rắt cần chú ý đến bệnh lý ở bàng quang hoặc đường tiết niệu.
Khi cơn đau của bạn kéo dài trong nhiều tháng ở phía bụng dưới, đặc biệt là cảm giác chướng bụng, đau bụng kinh trong ngày có kinh nguyệt cần thăm khám phụ khoa, cẩn trọng với bệnh lý ở cơ quan sinh sản.
9. Đau phía dưới bên trái bụng
Phía dưới bụng trái cũng là ruột già. Bạn thấy đau ở đây kèm theo dấu hiệu chuột rút, táo bón, hãy đề phòng hội chứng ruột kích thích.
Bạn thấy đau bụng ở bất kì vị trí nào cũng không nên coi thường, nhất là những cơn đau kéo dài nhiều ngày. Hãy tới ngay phòng khám hoặc bệnh viện uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời!
- THÔNG BÁO RA MẮT SẢN PHẨM “KHANG MẠCH LINH HSP” DÀNH RIÊNG CHO BỆNH LÝ VIÊM MAO MẠCH DỊ ỨNG
- THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ TẾT NGUYÊN ĐÁN GIÁP THÌN 2024
- THÔNG BÁO CHƯƠNG TRÌNH “TRI ÂN, CHIA SẺ KHÓ KHĂN VỚI KHÁCH HÀNG NĂM 2023 - CHÀO ĐÓN NĂM MỚI 2024”
- THÔNG BÁO CHƯƠNG TRÌNH THÁNG 11 SANG NGẬP TRÀN QUÀ TẶNG
- THÔNG BÁO CHƯƠNG TRÌNH HÈ RỰC RỠ QUÀ HẾT CỠ
-
Email: [email protected]Hotline: 024.625.38946