Hai căn bệnh “giết người” đột ngột thường xảy ra vào mùa đông
Đột quỵ và xương khớp là hai căn bệnh điển hình mà người dân cần đề phòng trong mùa lạnh. Nhất là ở những khu vực miền núi phía Bắc, khi nhiệt độ xuống cực thấp cần phải giữ ấm, tránh nguy cơ tử vong vì tai biến mạch máu não.
1. Đột quỵ
Đột quỵ chủ yếu diễn ra khi trời lạnh, mạch máu đông cứng, giảm tính đàn hồi, lòng mạch máu đột ngột thu hẹp lại dẫn tới máu di chuyển lên não giảm nhanh chóng. Điều này dẫn tới hệ quả là mạch máu co lại, tăng huyết áp, lòng mạch tăng áp lực dẫn tới nguy cơ đột quỵ. Tình trạng này cũng thường xảy ra ở những người ít vận động, thừa cân nặng.
Đặc biệt, với những người có tiền sử mắc xơ vữa động mạch, bệnh huyết khối, viêm tắc mạch máu có thể dẫn tới xuất huyết não, tăng nguy tử vong bất ngờ vì đột quỵ.
Hình ảnh minh họa bệnh đột quỵ
Muốn phòng tránh đột quỵ, bạn cần chú ý:
- Giữ ấm cơ thể, ngủ trong phòng kín gió, tuyệt đối không để nhiễm lạnh đột ngột. Thời điểm đột quỵ dễ xảy ra nhất trong ngày là lúc rạng sáng và nửa đêm, vì vậy bạn cần đặc biệt chú ý giữ cơ thể luôn ấm vào thời gian này.
- Những người đang mắc bệnh mãn tính: huyết áp, tăng mỡ máu, bệnh tiểu đường… cũng cần chú ý kiểm soát huyết áp và cân nặng thường xuyên để tránh đột quỵ.
- Tuyệt đối không nên lạm dụng bia rượu bởi lượng cồn trong máu tăng cao cũng khiến huyết áp tăng đột ngột, dẫn tới đột quỵ.
- Những người có tiền sử hoặc đang điều trị bệnh tim mạch, huyết áp cần uống thuốc đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý dừng hoặc tăng liều lượng.
Trong khoảng 3 giờ đầu khi phát hiện đột quỵ, bạn cần phải đưa bệnh nhân tới bệnh viện ngay lập tức. Nếu như bạn nhận thấy triệu chứng tê liệt ở mặt, không nói được, cứng lưỡi, mất kiểm soát, khó nhìn, đau đầu, chóng mặt, cần giữ ấm và tới bệnh viện ngay. Thông thường, nếu phát hiện đột quỵ vào khoảng khung giờ vàng (3 giờ đầu) thì bệnh nhân vẫn có cơ hội phục hồi rất lớn.
2. Bệnh xương khớp
Thời tiết trở lạnh là thời điểm bệnh xương khớp gia tăng cường độ, gây đau đớn nhiều nhất. Lí do là bởi khi nhiệt độ xuống thấp, mạch máu sẽ bất ngờ co lại, máu di chuyển tới các khớp xương bị hạn chế rõ rệt nên dịch và sụn ở khớp bị đau nhức.
Một số thống kê về bệnh xương khớp
Người cao tuổi, người loãng xương, người thừa cân béo phì đều dễ bị xương khớp, đặc biệt đau nhiều hơn ở vùng xương cột sống, thắt lưng, khớp gối, cổ chân. Theo lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa, bạn cần giữ ấm cơ thể, nhất là những người đã từng mắc bệnh viêm khớp, thoái hóa khớp xương cần giữ ấm các khớp nhiều hơn.
Ngoài ra, khi nhận thấy các khớp có dấu hiệu tê nhức, đau đớn, bạn nên thực hiện bôi dầu gió làm nóng khớp để máu lưu thông tốt nhất.
- THÔNG BÁO RA MẮT SẢN PHẨM “KHANG MẠCH LINH HSP” DÀNH RIÊNG CHO BỆNH LÝ VIÊM MAO MẠCH DỊ ỨNG
- THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ TẾT NGUYÊN ĐÁN GIÁP THÌN 2024
- THÔNG BÁO CHƯƠNG TRÌNH “TRI ÂN, CHIA SẺ KHÓ KHĂN VỚI KHÁCH HÀNG NĂM 2023 - CHÀO ĐÓN NĂM MỚI 2024”
- THÔNG BÁO CHƯƠNG TRÌNH THÁNG 11 SANG NGẬP TRÀN QUÀ TẶNG
- THÔNG BÁO CHƯƠNG TRÌNH HÈ RỰC RỠ QUÀ HẾT CỠ
-
Email: [email protected]Hotline: 024.625.38946