Vì sao người mắc bệnh xương khớp thường đau đớn vào mùa lạnh?

01:23 Ngày 04/01/2019
Mùa đông là kẻ thù của bệnh xương khớp bởi vì khí hậu nhiệt đới ẩm, độ ẩm thấp, áp suất không khí nhanh chóng biến đổi làm bệnh nhân đau đớn kéo dài.

Người mắc bệnh xương khớp thường có các biểu hiện sau:

-    Đau nhức khớp xương (đặc biệt là vai, hông, ngón tay, khuỷu tay, đầu gối…).

-    Đau mỏi toàn thân.

-    Chân tay tê mỏi, đau đớn ở cổ vai.

-    Đau lưng do thoát vị đĩa đệm.

Tại sao thời tiết nắng ấm khiến người mắc xương khớp cảm thấy dễ chịu hơn, nhưng đến mùa đông lạnh giá các khớp xương lại trở nên đau đớn bất thường?

Nguyên nhân gây bệnh xương khớp

Theo Đông y, bệnh xương khớp còn được gọi là bệnh Phong thấp (hoặc Phong tê thấp), không chỉ xảy ra ở người già, trung niên mà còn có thể gây bệnh ở những đối tượng trong khoảng 30 – 35 tuổi. Nguyên nhân dẫn tới bệnh là do: 

- Đau xương khớp do lão hóa, thoái hóa: Thông thường, quá trình lão hóa này thường xuất hiện từ tuổi 40, dẫn đến đau ở các khớp xương. Tình trạng này hình thành là do các khớp sụn – phần bao bọc ngoài đầu xương, có tác dụng bôi trơn khớp, giúp khớp xương vận động dễ dàng. 

Vì sao người mắc bệnh xương khớp thường đau đớn vào mùa lạnh?

Bệnh gây đau ở các khớp xương

Thoái hóa khớp chủ yếu có liên quan đến quá trình lão hóa hoặc đây là hệ quả của chấn thương về xương khớp như: gãy xương, bong gân, trật khớp, tắc nghẽn khớp… Đặc biệt những người béo phì, người ít vận động… đều có khả năng mắc bệnh cao hơn mức bình thường.

- Đau xương khớp do viêm: Viêm xương khớp có thể hình thành ở mọi lứa tuổi, chủ yếu đau nhiều khớp một lúc. Các khớp đau có tình trạng sưng đỏ, thậm chí gây đau nhức toàn thân.

Tại sao trời lạnh dễ gây đau xương khớp?

Hiện tượng đau đớn khi thời tiết chuyển lạnh thường gặp nhiều ở bệnh nhân mắc xương khớp. Các khớp xương đau và sưng đỏ rõ rệt, thậm chí có thể kéo dài đến hàng tuần. 

Lí giải điều này, các bác sĩ cho rằng các khớp và gân rất nhạy cảm với sự thay đổi của áp suất và nhiệt độ. Khi nhiệt độ đột ngột giảm xuống dưới 17 °C thì bệnh nhân sẽ cảm nhận rõ những cơn đau đớn kéo dài. Khi nhiệt độ môi trường giảm nhanh, quá trình lưu thông máu cũng giảm theo, dẫn tới cơ bắp căng cứng hơn. Trường hợp bệnh nhân va chạm vào các dây thần kinh xương khớp sẽ dẫn tới hệ quả tắc nghẽn khớp nặng nề hơn, các triệu chứng sưng, nóng và đau ở khớp xương cũng tăng lên.

Bên cạnh đó, thời tiết lạnh còn khiến gia tăng các bệnh xung huyết, nhiễm trùng, đau khớp, dị ứng. Gió và độ ẩm gia tăng cũng khiến rối loạn đường hô hấp, mạch máu co lại, cơ thể thiếu oxy dẫn đến co cứng các khớp. Người càng ít vận động thì các khớp xương càng đau nhức nhiều hơn.

Ngoài ra, bộ xương của con người được cấu thành gồm các bộ phận như: phần xương khớp, phần đầu các khớp (gọi là sụn), ở bên giữa 2 bộ phận này sẽ có dịch nhờn bôi trơn chuyển động khớp. Và khi áp suất khí quyển giảm xuống, không khí lạnh tăng cường thì đương nhiên hệ thần kinh và các khớp xương của bạn cũng bị biến động. 

Làm thế nào để phòng ngừa thoái hóa khớp và đau xương khớp vào mùa đông?

Theo các bác sĩ chuyên khoa, bạn nên chú ý những thói quen dưới đây để giảm đau đớn khớp xương trong mùa đông:

-    Thực hiện chế độ ăn nhiều trái cây và rau củ quả tươi, bổ sung vitamin và chất chống oxy hóa flavonoid, đặc biệt không ăn các thực phẩm làm lạnh cơ thể như uống nước đá, đồ ăn lạnh.

-    Uống đủ nước để bôi trơn các khớp xương.

-    Không đứng hoặc ngồi 1 chỗ quá lâu.

-    Giữ ấm cơ thể tốt hơn, đặc biệt là các bộ phận: cổ, đầu, bụng.

-    Tập thể dục thường xuyên, ít nhất 30 phút mỗi ngày để các khớp xương được linh hoạt.